Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Thực phẩm chữa bệnh nhiệt trong mùa hè

Năm nay mùa hè trời nóng nắng oi bức.Khắp nơi nhiệt độ lên cao. Nhất là càng về trưa, Bởi vậy người lao động càng mệt cơ thể càng suy nhược… Mong có loại nước gì mát uống cho tỉnh táo. Xin giới thiệu một số cây quả vừa mát, vừa bổ lại chữa được một số bệnh thông thường như sau:

1)Cây hoa thiên lý: còn gọi là dạ lài hương. Dùng lá non và hoa nấu canh ăn mát và bổ lại chữa được các bệnh: Lòi dom (trỉ )

mẹo làm: Hái hoa và lá rửa sạch, thái nhỏ nấu canh cùng với thịt bò; thịt lợn nạc; tôm; hến, con nhộng tằm... ăn cùng cơm. Còn chữa bệnh trỉ thì hái lá non hoặc lá tẻ 100g rửa sạch thêm 5g muối dả đều cho vào 30ml nước cất, lọc qua vải gạc, dùng nước nầy tẩm vào bông, đắp lên chổ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím, băng lại như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Trong 3-4 ngày là khỏi.

2)Rau má: Còn gọi là thích tuyết thảo; liên tiền thảo…Là vị thuốc dùng trong nhân dân, đồng thời là loại rau người ăn tốt. Trong ca dao có câu: “Đói ăn rau mưng rau má…Đừng ăn vất vả hư thân”                                                               Nhân dân coi vị rau má là vị thuốc mát, ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc. Có tính chất giải nhiệt; giải độc; thông tiểu…Dùng chữa thổ huyết, tả lỵ; khí hư bạch đới; lợi sữa cho phụ nữ mới sinh. Ngày dùng 30-40g tươi xay ( cối sinh tố ) lấy nước hoà ít đường cho ngọt dễ uống, kha nang đập đá bỏ vào cho mát mà uống hoặc để cả ly vào tủ lạnh cho lạnh sau lấy uống làm nước giải khát hàng ngày. Rau má không độc phụ nữ có thai vẩn uống được. Rau má còn chữa bệnh: Đau bụng đi ỉa lỏng; đi lỵ.

mẹo làm: Rau má cả cây cả lá rửa sạch, thêm ít muối nhai sống ngày ăn chừng 30-40g. kha nang xay ra ăn cả cái cả nước.

Chữa phụ nữ có kinh đau bụng; đau lưng: Rau má hái lúc ra hoa phơi khô tán nhỏ, ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần 2 thìa cà phê gạt ngang.  

Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: Hàng ngày ăn rau má trộn ít dấm thanh hoặc xay ra trộn ít đường cho trẻ dễ ăn.
3) Mướp: Mướp còn gọi là mướp hương, ty qua, thiên ty qua.

 Quả mướp vừa đủ ngày dùng nấu canh ăn vừa mát, vừa bổ. Sách cổ ghi: Vị ngọt, tính bình không độc. kha nang lấy quả đúng kỳ hoặc quả non nấu nước dùng làm giải khát hàng ngày bỏ thêm đường vừa đủ cho dễ uống bỏ thêm đá hoặc để tủ lạnh càng tốt. Có tác dụng làm lợi sữa cho phụ nữ mới sinh và huyết chuyên máu. Do chất nhầy cho nên mướp còn có tác dụng làm dịu các cơn đau.

 Rễ mướp có tác dụng làm thoát nước ( dùng làm thuốc xổ và tẩy ).

 Xơ mướp là vị thuốc thanh lương, hoạt huyết thông kinh, giải độc, giảm đau, cầm máu dùng trong những trường hợp chảy máu ruột, băng huyết; lỵ ra máu.

 mẹo làm: Lấy quả mướp đã già, bỏ hết hạt,bỏ vỏ ngoài dùng xơ đốt tồn tính ngày uống 3 lần mỗi lần 3g bột chiêu với nước sôi để ấm.

 Lá mướp vò nát dùng chữa bệnh zona cho trẻ con

 Đơn thuốc có xơ mướp dùng trong nhân dân: Xơ mướp đốt tồn tính tán bột mỗi lần uống 2g ngày 3 lần dùng chữa các bệnh: trỉ ra huyết, lòi dom; trực tràng ra máu; phụ nữ bị tử cung xuất huyết.

4 ) Cây Diếp cá: Còn có tên là  lá giấp, ngư tinh thảo. Ăn sống rất mát. Tính vị theo đông y: cay, hơi lạnh, hơi có độc, vào phế kinh, có tác dụng tán nhiệt tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung. Dùng ngoài chữa trỉ, ung thũng, vết lở loét. Nhân dân dùng lá diếp cá chữa các trường hợp tụ máu như đau mắt đỏ có nhiều tia máu.

mẹo làm:  Dã nhỏ lá ép vào hai miếng giấy bản, đắp lên mắt khi ngủ, làm như vậy ba bốn lần là lành. Hoặc trong bệnh trỉ lòi dom thì dùng 6-12g lá diếp cá tươi sắc uống hàng ngày đồng thời sắc lấy nước xông rồi rửa vào hậu môn làm như thế đến khi hết bệnh. Ngoài ra còn làm thuốc thông tiểu tiện; chữa mụn nhọt; phụ nữ kinh nguyệt không đều. Liều dùng 6- 12g một ngày. Sắc uống hoặc ăn sống hoặc phơi khô tán bột uống

Trên đây là những cây, quả làm nước giải khát mùa hè lại là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường mà nhân dân ta đã nhiều người có kinh nghiệm, Lại dễ tìm, rẻ tiền mẹo làm đơn giản. Thật là những vị thuốc tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày.    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét